Nhận định bóng đá, Thụy Sĩ vs Ý (1 giờ 45 ngày 6.9): ‘Azzuri’ cần phải thắng “Nati”
Trong xã hội ngày nay, với nhịp sống bận rộn và áp lực công việc ngày càng gia tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng trở nên cấp thiết. Phòng khám Đa khoa Tháng Tám hiểu rõ điều này và luôn chú trọng đầu tư vào đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, nhằm cung cấp giải pháp điều trị hiệu quả và toàn diện cho bệnh nhân.Khi đến thăm khám tại Đa khoa Tháng Tám, bệnh nhân sẽ được tư vấn, đặt lịch hẹn cho đến quá trình điều trị đều được sắp xếp hợp lý và thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian cho người bệnh.Phòng khám Đa khoa Tháng Tám đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại. Các công nghệ tiên tiến như hệ thống xét nghiệm tự động; máy siêu âm 2D, 4D, 5D và thiết bị nội soi công nghệ cao giúp nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.Không gian phòng khám rộng rãi, sạch sẽ, và đáp ứng tiêu chuẩn vô trùng, mang lại sự thoải mái và an toàn cho người bệnh. Các khu vực khám bệnh, điều trị và phòng chờ được thiết kế tiện nghi, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong suốt quá trình thăm khám.Phòng khám Tháng Tám luôn sẵn sàng phục vụ bệnh nhân từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, mỗi ngày trong tuần, bao gồm cả các ngày lễ, giúp những ai có lịch trình bận rộn dễ dàng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết.Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe mà còn giúp bạn chủ động chăm sóc cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.Thông tin liên hệ:Xe bán tải nhập làn cao tốc ‘kiểu tự sát’: Dân mạng đòi phạt nặng tài xế
Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn có sự tham dự của ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng đại diện các sở, ngành.Theo lịch sử hình thành phát triển của Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay ghi lại thì trường được khởi công xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành vào năm 1877. Lúc đầu, Trường THPT Lê Quý Đôn có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), sau đó được đổi thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Sau năm 1954, trường được đổi tên là Jean Jacques Rousseau. Đến 1970, trường trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.Sau năm 1975, trường được tách thành hai khu dành cho học sinh cấp 2 (Trường THCS Lê Quý Đôn) và khu dành cho học sinh cấp 3 (Trường THPT Lê Quý Đôn). Vào tháng 8 năm 1977, UBND TP.HCM ký quyết định thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn.Ngôi trường trung học cổ nhất Sài Gòn thu hút nhiều học sinh ưu tú, nhân sĩ, trí thức yêu nước như: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, học giả văn hóa Vương Hồng Sển, GS sử học Trần Văn Giàu, GS - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...Hiện Trường THPT Lê Quý Đôn được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (mức độ cao nhất trong thang đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia) và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 (cấp độ cao nhất trong thang đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo). Từ năm học 2006-2007, Trường THPT Lê Quý Đôn là trường đầu tiên tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế.Tại lễ kỷ niệm, bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ sự đồng lòng hợp lực của toàn thể thầy và trò Trường THPT Lê Quý Đôn chính là nền tảng vững chắc cho tương lai phát triển của ngôi trường, đào tạo ra những thế hệ học sinh tự tin, năng động, sáng tạo, sẵn sàng vươn ra biển lớn, hội nhập năm châu, cũng đồng thời là thế hệ trẻ tương lai của TP."Thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM qua các thời kỳ vì sự quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi khẳng định chất lượng giáo dục của mình qua các chiến lược đổi mới, sáng tạo, hợp tác và hội nhập quốc tế", Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ.Ghi nhận những đóng góp nổi bật của ngôi trường 150 tuổi, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập mang ý nghĩa, dấu ấn đặc biệt bởi không chỉ đánh dấu quãng đường lịch sử 150 năm của một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố mà còn khích lệ nhà trường trong hành trình tiên phong đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế.Từ ngôi trường này, biết bao thế hệ học sinh đã ghi danh mình vào lịch sử với tinh thần yêu nước, hiếu học, dám dấn thân, sáng tạo với niềm đam mê cháy bỏng.Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy phát biểu: "Với sức sống bền bỉ 150 năm và nội lực hiện tại, tôi mong nhà trường tiếp tục đoàn kết, đồng lòng với tinh thần đổi mới giáo dục, thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhằm tiếp tục khẳng định mạnh mẽ học hiệu, từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc đối với phụ huynh và xã hội, xa hơn nữa là trong khu vực và quốc tế".Riêng đối với học sinh, lãnh đạo TP.HCM, nhắn gửi: "Trong môi trường giáo dục thuận lợi như Trường THPT Lê Quý Đôn, các em hãy cố gắng tự tạo cho mình những thử thách riêng, tìm ra phương pháp tự học riêng và kiên trì thực hiện bằng kỷ luật riêng của mình. Chính các em là thế hệ tiếp nối những truyền thống rực rỡ của nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP".Nhân dịp ngôi trường kỷ niệm 150 năm tuổi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã quyết định trao tặng Cờ truyền thống của UBND TP cho Trường THPT Lê Quý Đôn vì có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển.
Học nghề sau lớp 9: Ngành nào dễ có việc làm?
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
Hãng RIA dẫn lời Giám đốc điều hành (CEO) của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho hay cuộc đối thoại cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Riyadh (Ả Rập Xê Út) vào ngày 18.2 nhằm tìm cách chấm dứt chiến sự tại Ukraine đã diễn ra "tích cực".Ông Dmitriev là thành viên phái đoàn Nga tham dự cuộc đối thoại. Phái đoàn phía Mỹ có Ngoại trưởng Marco Rubio và Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz, còn phía Nga có Ngoại trưởng Sergei Lavrov và trợ lý Yury Ushakov của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Ông Ushakov cho hay cuộc đối thoại diễn ra trong 4 giờ rưỡi đã kết thúc tốt đẹp. Theo đó, 2 bên đã thảo luận về các điều khoản cho một cuộc gặp trong tương lai giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.Theo ông Ushakov, chưa có ngày cụ thể cho cuộc gặp thượng đỉnh, nhưng cuộc gặp đó khó có khả năng diễn ra trong tuần tới. Ông cho biết các nhà đàm phán Nga và Mỹ thuộc những nhóm khác nhau sẽ bắt đầu liên lạc về vấn đề Ukraine vào thời điểm thích hợp. Quyết định liên lạc với Mỹ về vấn đề Ukraine sẽ tùy thuộc vào Tổng thống Putin, ông nói thêm.Về cuộc gặp thượng đỉnh đó, ông nói rằng "các phái đoàn của 2 nước cần làm việc với nhau chặt chẽ". "Chúng tôi đã sẵn sàng cho điều này, nhưng vẫn còn khó có thể nói về ngày cụ thể cho cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo", theo AP dẫn lời ông Ushakov.Sau cuộc đối thoại, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho hay 2 bên sẽ lập các nhóm để "đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.Theo đó, Mỹ và Nga đã nhất trí giải quyết "những vấn đề gây khó chịu" trong mối quan hệ song phương và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt chiến sự tại Ukraine, đồng thời nêu rõ nỗ lực này vẫn đang trong giai đoạn đầu."Một cuộc gọi điện thoại tiếp theo là một cuộc họp là không đủ để thiết lập hòa bình lâu dài", Reuters phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết.Cũng trong ngày 18.2, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc dàn xếp đối với chiến sự Ukraine cần sự sắp xếp lại các thỏa thuận phòng vệ châu Âu.Moscow từ lâu đã kêu gọi NATO rút quân khỏi Đông Âu, coi liên minh này là mối đe dọa hiện hữu bên sườn mình. "Một giải pháp khả thi và lâu dài là không thể nếu không xem xét toàn diện các vấn đề an ninh trên lục địa này", theo AFP dẫn lời ông Peskov.Trả lời câu hỏi về khả năng Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Peskov nói rằng "đây là quyền chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào".Trong cuộc họp báo vào ngày 18.2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là "không thể chấp nhận được" đối với Nga."Điều này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của chúng ta và sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho toàn bộ châu Âu", theo bà Zakharova. Phát ngôn viên này cho biết rằng "việc từ chối chấp nhận Kyiv vào NATO ngay bây giờ là chưa đủ", ám chỉ rằng Moscow có thể muốn có sự đảm bảo lâu dài hơn rằng Ukraine sẽ không được phép tham gia liên minh quân sự này trong tương lai.Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thủ đô Ankara, văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cho biết 2 bên sẽ gặp nhau để "tăng cường hơn nữa hợp tác" giữa 2 nước.
Những điều về serum dưỡng da không phải ai cũng biết
Reuters dẫn thông báo của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNU) của Libya đã lên án vụ tấn công đến từ một nhóm các tay súng không rõ danh tính nhằm vào Bộ trưởng Jumaa.Theo GNU, nhóm này đã nổ súng trực tiếp vào xe chở bộ trưởng trong lúc đang di chuyển trên một đường cao tốc.Báo Libya Observer và hãng thông tấn Anadolu đều dẫn nguồn tin tiết lộ bộ trưởng bị thương ở chân. Ông Jumaa được đưa khẩn cấp vào bệnh viện để phẫu thuật và hiện tình hình sức khỏe đã ổn định. Chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công trong khi giới hữu trách đã mở cuộc điều tra nhằm truy tìm thủ phạm đằng sau âm mưu ám sát này.GNU dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah đã được thành lập vào năm 2021 thông qua quy trình được Liên Hiệp Quốc ủng hộ.Bộ trưởng Jumaa đảm nhận vai trò giám sát hoạt động điều phối giữa văn phòng Thủ tướng Dbeibah và các bộ khác của GNU từ tháng 3.2021. Ông được xem là một trong những cố vấn thân cận nhất của Thủ tướng Dbeibah.Trong một diễn biến khác cùng ngày ở Trung Đông, Ai Cập và Qatar đang đẩy mạnh nỗ lực giải cứu thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza trước áp lực từ Mỹ và sau khi Israel đe dọa sẽ nối lại chiến dịch quân sự, theo Đài al Qahera.Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin tiết lộ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi sẽ không thăm Mỹ và hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Donald Trump ở Nhà Trắng nếu nghị trình làm việc bao gồm kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza. Washington và Cairo chưa bình luận về thông tin trên.Cùng ngày, Tổng thống Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nói với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đang thăm Trung Đông rằng nỗ lực hòa bình tại khu vực nên dựa trên giải pháp hai nhà nước để giải quyết cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.Về tình hình Li Băng, người phát ngôn quân đội Israel Avichay Adraee tuyên bố lực lượng nước này sẽ tiếp tục bám trụ miền nam Li Băng sau khi thỏa thuận ngừng bắn được kéo dài.